Dừng lại ngay việc nhổ lông vịt bằng nước rửa chén nếu vẫn muốn tồn tại trong ngành. Cả những gia đình vẫn “vô tình” sử dụng chút ít khi muốn loại bỏ lông măng nhanh chóng. Đúng là sẽ đỡ vất vả hơn khi nhổ lông đấy nhưng lại sinh ra những bệnh tình khó đoán.
1. Cách nhổ lông vịt bằng nước rửa chén cực nhanh
- B1: Chọn vịt đã trưởng thành – có ít lông măng hơn những con đang lớn.
- B2: Đun nước sôi, đồng thời cắt tiết vịt trong thời gian chờ đợi. Thợ lành nghề sẽ chọc đúng mạch, không gây thương tổn nhiều bên ngoài. Vết cắt cũng không bị mảng rách quá lớn.
- B3: Pha nước sôi với lượng nhỏ nước rửa chén. Thả vịt vào nhúng ngập phần mông, cánh,… những vùng lông dày.
- B4: Miết tay dọc theo chiều lông mọc, nhổ lần lượt và không làm ngược chiều.
Với cách làm này, lông sẽ trở nên mềm hơn, rời khỏi da nhanh chóng. Người làm tối ưu được thời gian so với cách thức vặt lông thông thường. Tuy chỉ giảm thêm 5-10” nhưng cũng đủ giải quyết những cọng lông “đáng ghét”.
2. Nhổ lông vịt bằng nước rửa chén có sạch và an toàn không?
Dùng nước rửa chén để nhổ lông vịt không hề an toàn chút nào, lại còn gây nguy hiểm trực tiếp. Vậy mà vẫn nhiều nhà “bất chấp” hệ lụy mà dùng chỉ để tăng hiệu suất làm việc.
2.1 Mặt lợi
Ngoài việc giảm bớt được thời gian vặt lông, người ta chưa nghiên cứu được lợi ích nào khác. Đây chính là mục đích mà nhiều cửa hàng hướng tới – dùng phương pháp nào nhanh nhất để tăng năng suất. Như vậy mới có thể bán ra được nhiều, mở rộng và tạo ra doanh thu lớn. Nhưng thực tế kết quả nhận được lại không phải “trái ngọt” như kỳ vọng.
2.2 Mặt hại
Nước rửa chén được chia ra làm nhiều loại – chính là hóa chất tẩy rửa nên dùng lâu sẽ gây hại. Rửa bát mỗi ngày, không muốn da tay bong tróc ta còn phải đeo bao tay đúng không nào. Huống hồ dùng để nhổ lông vịt, những con vật đã bị cắt tiết (vết thương hở). Có ai dám chắc được hóa chất trong nước rửa bát không xâm nhập qua đường này?
- Người sơ chế: Tiếp xúc nước rửa chén + nước nóng liên tục gây hại da tay. Nhẹ thì tróc da thông thường, nặng hơn có thể gây dị ứng, ung thư da,… Lâu dần còn gây tác động nhẹ tới đường tiêu hóa mà ít ai nhận ra.
- Thực khách mua hàng: Dù chỉ là lượng nhỏ nhưng hóa chất sẽ bị ngấm qua da. Dùng lâu dần, không ung thư thì cũng viêm ruột, dạ dày,… Mỗi phản ứng bài trừ khác nhau trong cơ thể lại hình thành bệnh khác. Cộng thêm nhiều lý do khách quan, nhưng gây hại là điều chắc chắn.
Kết luận lại: Dùng nước rửa bát làm sạch lông vịt vừa kém an toàn lại không sạch. Cách thức này cũng chẳng tiết kiệm được nhiều thời gian hay chi phí, không nên lầm tưởng.
➤➤➤ KHÁM PHÁ: Máy vặt lông vịt cầm tay
3. Một số hóa chất nhổ lông vịt khác khiến nhiều người kinh hãi
Các trang truyền thông dạo gần đây đã đưa rất nhiều tin tức “triệt phá” liên quan ATVS. Không ít clip, bài báo, hình ảnh,… được đăng tải nhăm lên án sự vô tâm của nhiều đơn vị kinh doanh. Bàn về sơ chế lông gà, vịt không được chấp nhận, ta thấy xuất hiện những cái tên sau.
3.1 Nhựa thông
Bạn có thấy sợ với những nồi nhựa thông sôi ùng ục, đen kít lại, đậm đặc. Người ta cầm chân vịt nhúng xuống, sau đó lại đưa qua chậu nước lạnh đầy tạp chất. Bóc nhẹ thôi là lông được loại bỏ sạch sẽ, nhìn da vịt lại trắng tinh tươm.
Thực sự, làm theo hình thức này sẽ thấy vịt rất ngon mắt, không hề bị tổn thương ngoài da. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng thực được rằng nhựa thông sẽ ngấm qua da. Nhưng dùng lâu dài thì đâu ai biết được lượng nhỏ dần dần sẽ tích tụ thành 1 khối “ung” lớn?
3.2 Sáp paraffin
Có thể nhiều bạn chưa biết nhưng hợp chất này là thành phần chính của nến, cao su, bôi trơn máy móc,… Khoa học đã nghiên cứu ra rất nhiều hóa chất độc hại có bên trong cái tên này. Dù khi đốt lên hoặc sử dụng trực tiếp cũng sẽ gây hại.
Cũng như nhựa thông, hợp chất này không ngấm qua da gà, vịt,… Thế nhưng, có thể tụ lại trong các lỗ chân chông, mắt thường khó để ý được. Và khi đun làm thực phẩm, thịt sẽ có vị đắng, ăn mất ngon, ảnh hưởng sức khỏe.
3.3 Keo đen
Thị trường hiện đang bày bán rất nhiều loại keo đen dùng để làm sạch lông vịt. Đặc biệt, giá bán rất rẻ mà còn cho hiệu quả đáng kể, chủ kinh doanh khó lòng từ chối.
Theo nghiên cứu thì đây là hợp chất pha trộn giữa nhựa thông và sáp ong (được pha sẵn tỷ lệ). Về khâu sơ chế thì không bị cấm dùng nhưng hậu quả sẽ chẳng thể nào đong đếm trong thời gian ngắn.
4. Giải pháp làm sạch lông vịt nhanh, tiết kiệm, an toàn tối ưu
Nên dừng ngay việc tiết kiệm thời gian sơ chế gà, vịt bằng các hóa chất độc hại ngay thôi. Có thể bạn vẫn thu được lợi nhuận, không ảnh hưởng gì tới bản thân. Nhưng lâu dần sẽ gây ra những hệ quả không tài nào lường trước và ứng biến được đâu. Cách thức hữu hiệu nhất hiện nay chính là máy vặt lông gà vịt.
Tùy thuộc vào quy mô bán hàng, chủ đầu tư có thể chọn kích thước nhỏ, lớn theo nhu cầu. Thiết bị được gia công, chế tạo trực tiếp tại xưởng trong nước nên tra xét nguồn gốc dễ dàng. Có nhiều ưu điểm của máy vặt lông khiến những phương pháp khác không thể nào sánh kịp.
- Năng suất tăng x10: Thay vì dành ra 30” để làm sạch lông 1 con vịt thì nay chỉ còn 3” cho 2-3 con. Tỷ lệ làm sạch lông gà lên đến 98%, với những gia cầm nhiều lông măng thì 90%. Hơn nữa, thành phẩm thu được còn sạch bóng, không lo rách da, trầy xước, thâm tím,…
- Tiết kiệm chi phí lâu dài: Chỉ cần trả hóa đơn điện + nước là được. Bảo dưỡng định kỳ thời gian đầu sẽ được hỗ trợ (tùy chính sách BH mỗi đơn vị). Vốn đầu tư cũng không hề cao chút nào, sản phẩm được SX nhiều nên có giá khá rẻ.
- Nâng cấp quy trình phục vụ: Khách hàng, đại lý không còn phải chờ đợi sơ chế. Hàng luôn có sẵn để rao bán, phục vụ các đơn lớn, yêu cầu giao trong ngày. Khu làm gà, vịt,… được level up hiện đại hơn hẳn, say bye sự ẩm thấp, mất vệ sinh trước đây.
Nhổ lông vịt bằng nước rửa chén CHƯA BAO GIỜ được cho phép ứng dụng trong ngành thực phẩm. Nếu các cơ quan phát hiện ra sẽ bị thu giấy phép kinh doanh, phạt/cảnh cáo ngay lập tức. Hệ lụy sâu sắc nhất không phải mất tiền của mà là đang bán đi chữ “tín” của chính bạn.