Để biết cho con bú ăn gà ủ muối được không, bạn cần phải “zoom” vào các nguyên liệu cấu thành món và quy cách sơ chế. Nếu các phương diện trên không có gì bất ổn thì hoàn toàn có thể làm bạn với món này trong suốt hành trình nuôi con bằng sữa mẹ.
1. Phụ nữ đang cho con bú ăn gà ủ muối được không?
Gà ủ muối được làm từ các nguyên liệu như sau: gà ta, gừng, nghệ, sả, lá chanh, muối tiêu, hành tím, ớt, chanh…. Đây đều là những thực phẩm và gia vị lành tính, không chứa thành phần gây hại, phù hợp với mọi đối tượng.
Ở 1 khía cạnh khác, món ăn này còn rất giàu đạm – thành phần tham gia vào quá trình sản xuất sữa mẹ. Và tổ hợp các gia vị sẽ giúp tăng cường loại vi khoáng, vitamin. Hỗ trợ đắc lực vào việc nâng cao chức năng miễn dịch, phòng chống bệnh tật. Vậy nên, đại diện này còn rất có ý nghĩa về mặt dưỡng chất, sức khỏe. Với mẹ sau sinh, đây chẳng phải là những điều hết sức quan trọng?
2. Thời gian tốt nhất để ăn gà ủ muối cho mẹ sau sinh
Đây không phải là món ăn gây nguy hiểm cho mẹ bầu sau sinh. Cần phải chọn thời điểm phù hợp, nhất là với những ai vừa trải qua kỳ vượt cạn. Vậy đối với mẹ bỉm, đâu là khoảng khoảng thời gian tốt nhất để ăn?
2.1 Trong trường hợp sinh thường
Khi sinh thường, cơ thể mẹ sau sinh hồi phục rất nhanh, phần tử cung không có vấn đề gì quá nghiêm trọng. Chính vì vậy, chỉ cần theo dõi sản dịch, khi nào hết hoàn toàn (thường từ 7-10 ngày) cũng có nghĩa là dạ con đã trở lại trạng thái bình thường.
Ngoài ra, cần check xem vết khâu tầng sinh môn đã lành hoàn toàn chưa. Nếu cả 2 đều “ổn áp” thì không cần kiêng khem gì nữa và có thể bắt đầu thưởng thức gà ủ muối trở lại.
2.2 Trong trường hợp sinh mổ
Khi sinh mổ, da bụng lại bị tổn thương nặng nề. Cùng với đó là hiện tượng rỉ máu ở mặt trong của tử cung. Chính vì điều này mà quá trình hồi phục sức khỏe của các bà mẹ sẽ lâu hơn đáng kể, kéo dài từ 15-28 ngày. Trong TH này, chỉ có thể ăn gà khi vết mổ đã lành lại hoàn toàn, không còn ngứa hay đau. Nếu tận hưởng món sớm hơn thời điểm này thì vết thương có thể lâu lành hơn, sưng viêm, thậm chí là bội nhiễm.
✖✖✖ KHÁM PHÁ: Gà ủ muối bao nhiêu Calo
3. Lưu ý khi thưởng thức gà ủ muối trong thời kỳ cho con bú
Trong giai đoạn cho con bú, bạn dùng gì, ăn như thế nào thì lượng dưỡng chất dung nạp vào cơ thể bé qua đường sữa mẹ cũng sẽ tương tự như vậy. Nếu lựa sản phẩm chất lượng tốt, an toàn thì “cục cưng” sẽ được hưởng lợi. Ngược lại, chỉ cần sơ sẩy, có khi mẹ không sao nhưng cơ thể nhạy cảm của bé sẽ có những phản ứng nặng nề.
3.1 Chọn gà an toàn, hạn chế chất bảo quản
Đây là nguyên tắc cơ bản nhất về mặt dinh dưỡng của mẹ sau sinh. Điều này không chỉ đúng với món gà mà còn với tất thảy các đồ ăn khác. Muốn tối ưu điều này, cần chọn những đơn vị cung ứng có danh tiếng, được nhiều người recommend tích cực. Đặc biệt là nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, hàng tươi ngon, minh bạch về mặt kiểm định.
Ngoài ra, đừng quên view qua NSX và HSD để tránh mua phải hàng quá date. Và để giảm thiểu tác động của chất bảo quản, bạn nên tìm những cơ sở bán hàng nóng hổi, mới “ra lò” để ăn cho an tâm. Như vậy, vừa có thể trải nghiệm món ăn tủ, vừa có thể đảm bảo sức khỏe của cả 2 mẹ con.
3.2 Không nên ăn quá nhiều
Món ngon nào khi ăn quá nhiều cũng dễ gây hại cho người thưởng thức. Với gà ủ muối cũng vậy, khi bạn “đánh đẫy” thì sướng miệng đấy nhưng hệ tiêu hóa sẽ bị áp lực nặng nề.
Món ăn này lại đi kèm ít chất xơ từ rau củ, khó tiêu hơn nhiều đại diện khác. Vậy nên có thể gây nặng bụng, thậm chí là rối loạn tiêu hóa do dung nạp lượng lớn chất đạm, vượt quá mức yêu cầu của cơ thể. Hãy tiết chế lượng gà mỗi lần thưởng thức và cả tần suất sử dụng bạn nhé! Theo đó, mỗi lần chỉ nên ăn 1/4 con (gà ta) và lặp lại 1-2 tuần/lần, như vậy là phù hợp nhất.
3.3 Loại bỏ da gà nếu có
Về bản chất, da gà là thành phần chứa nhiều protein, dai giòn, ăn cực đưa miệng. Đặc biệt là khi chế biến theo cách ủ muối tiêu hoa. Tuy nhiên bộ phận này nằm ở vị trí ngoài cùng với vai trò bảo vệ. Nếu trong quá trình hoàn thiện món, người sơ chế không sử dụng máy làm lông gà vịt mà dùng nhíp để nhổ lông thì bề mặt da rất dễ bầm dập.
Thêm nữa, đây cũng là đại diện dễ gây kích ứng, có thể làm phát sinh phản ứng viêm, nổi mẩn ngứa…vv. Vậy nên, để bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và con, khi ăn nên chừa lại thành phần này và chỉ thưởng thức phần thịt phía trong. Với gợi ý trên thì trong giai đoạn cho con bú hay khi bầu bí, bạn vẫn có thể gắn bó với món ăn này mà không phải lăn tăn về những nguy cơ đi kèm.
Câu hỏi “cho con bú ăn gà ủ muối được không” đã được làm sáng tỏ trong bài viết này. Kèm theo đó là hướng dẫn cặn kẽ về cách sử dụng cho mẹ bỉm để được lợi cả đôi đường khi trải nghiệm món. Bây giờ thì các mẹ sau sinh đã thấy nhẹ nhõm và yên tâm hơn rồi chứ?