Cách pha nước vặt lông gà luôn khiến nhiều người “khốn đốn”. Vì chỉ cần làm lệch đi so với giá trị chuẩn vài ba con số là khâu sơ chế sẽ gặp nhiều cản trở. Nếu bạn cũng đang loay hoay tìm giải pháp cho vấn đề này thì hãy zoom ngay vào bài viết hữu ích dưới đây nhé!
1. Pha nước vặt lông gà có khiến bạn nao núng?
Nhiệt độ trung bình của nước chưa đun nấu thường “fix cứng” trong khoảng 20 – 25 độ C. Còn nhiệt độ sôi của nước lại chạm ngưỡng 100 độ C. Trong khi đó, nền nhiệt “perfect” để nhúng, nhổ lông dao động từ 60 – 70 độ C. Vậy nên để có được nồi nước nóng với nhiệt độ chuẩn thì phải cần đến nhiều kinh nghiệm, kỹ năng.
Thực tế, nếu bạn pha chưa đạt ngưỡng, nước chỉ âm ấm thì không thể nhổ bỏ lông. Ngược lại, nếu pha nước quá nóng thì không chỉ lông mà da con vật cũng trôi tuồn tuột. Chính vì điều này mà rất nhiều người cảm thấy “rén”, hoang mang khi thực hiện
2. Cách pha nước nhổ lông gà đơn giản, nhanh, chuẩn xác
2.1 Cách pha truyền thống
Cách pha truyền thống không dùng đến các dụng cụ hỗ trợ mà chỉ được thực hiện thông qua việc mix trộn giữa nước nóng già và nước mát tự nhiên. Theo đó, cần nấu 1 xoong nước sôi, pha thêm lượng nước lạnh tương ứng với 1/2 lượng nước sôi vừa nấu. Khi đó, sẽ thu được nước có nền nhiệt dao động từ 68 -70 độ C, cực lý tưởng để sơ chế lông gà.
2.2 Cách pha hiện đại
Gọi là cách pha nhưng thực chất phương pháp này sử dụng thiết bị hỗ trợ, có khả năng setup nền nhiệt ngay từ công đoạn nấu để rút ngắn thời gian pha chế. Cụ thể, hãy sử dụng nồi phở điện để nấu nước. Trong giai đoạn khởi động, cài đặt nền nhiệt 70 độ C. Với cách làm này thì chẳng cần đo lường bằng nhiệt kế hay mix trộn cho mất công, mệt sức. Do tốc lực nấu sôi của công cụ nồi phở điện là siêu ấn tượng nên phương pháp pha chế này vẫn “hơn đứt” cách làm cũ.
✖✖✖ LIỆU CÓ NÊN DÙNG: Sáp nhổ lông gà vịt
3. Một số mẹo pha nước nhổ lông gà sạch cực hiệu quả
Pha nước nhổ lông được xem là công đoạn “nắm phần chuôi” trong quá trình sơ chế gia cầm. Nếu thuộc làu 1 số mẹo nhỏ dưới đây thì bạn có thể “cân đẹp” tính hiệu quả của khâu sơ chế cũng như độ sạch của thành phẩm.
3.1 Pha nước đúng tỷ lệ
Ngay sau khi nấu xong, cần pha nước ngay vì chỉ sau ít phút, nước sôi sẽ hạ nhiệt. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến nền nhiệt sau pha chế. Cách tốt nhất là xác định chính xác dung tích nước sôi vừa nấu. Tính xem 1 nửa dung tích ấy là bao nhiêu để đong thêm nước nguội vào. Ngoài ra có thể dùng công cụ hỗ trợ chung (ca, gáo…): cứ múc 2 đơn vị nước sôi thì múc thêm 1 đơn vị nước mát để đổ vào.
3.2 Nhận biết nhiệt độ nước nhúng
Nhiệt độ nước nhúng có thể cảm nhận bằng việc cho tay vào. Ngoài ra, việc sử dụng nhiệt kế đo nước để hỗ trợ cũng là ý kiến không tồi chút nào. Thực tế, đây chỉ là cách làm để kiểm tra lại xem việc pha nước ở giai đoạn trên đã chuẩn xác hay chưa. Nếu chưa ổn thì điều chỉnh lại để sẵn sàng cho khâu làm lông gia cầm.
3.3 Nhúng gà trong thời gian hợp lý
Không chỉ là nhiệt độ, thời gian nhúng gà cũng là nhân tố quyết định chất lượng của khâu sơ chế. Nếu nhúng quá lâu thì hiện tượng nứt, bong da là khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, khi thao tác quá nhanh tay, vừa cho vào đã lấy ra thì việc nhổ lông sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì liên kết giữa chân lông và tổ chức lân cận chưa kịp đứt gãy. Theo khuyến cáo của những người làm nghề thì khoảng thời gian hợp lý nhất để nhúng gà trong nước nóng là từ 3-5′, không hơn.
Lưu ý, nên nhúng phần chân và cánh trước vì đây là vị trí khó xử lý, sau đó mới đến đầu và thân mình. Đừng quên đảo, lật nguyên liệu để mọi vị trí trên bề mặt da đều được tiếp cận với nước nóng nhé!
3.4 Làm lông gà đúng cách
Ngay cả khi pha nước vặt lông chuẩn mà lớ ngớ khâu làm lông gà thì chất lượng thành phẩm chưa chắc đã ngon. Có rất nhiều phương thức làm sạch lông mà bạn có thể áp dụng như: dùng nhíp, dao nhíp, máy cầm tay và máy vặt lông gà chuyên dụng…. Hãy cân nhắc xem đâu là là gợi ý phù hợp với nhu cầu cá nhân. Cụ thể, nếu cần sơ chế với số lượng ít, phục vụ trên quy mô gia đình thì dùng tay kết hợp dao nhíp, máy vặt lông gà vịt cầm tay là lựa chọn số 1. Tuy nhiên, nếu cần làm sạch gia cầm với số lượng cả trăm con/ngày thì chẳng gợi ý nào có thể so bì với máy vặt chuyên dụng chất lượng cao.
Cách pha nước vặt lông gà khó hay dễ chủ yếu là do kinh nghiệm, sự hiểu biết của mỗi cá nhân đối với công đoạn sơ chế này. Và dù là ai thì qua hướng dẫn chi tiết trên đây, hẳn bạn đã tự tin thêm nhiều phần rồi chứ?