Vặt lông vịt bằng nhựa thông đã từng là phương thức sơ chế “vang bóng 1 thời”. Vì có hiệu quả làm sạch không thể xem thường. Thế nhưng ở thời điểm hiện tại chúng chỉ còn là câu chuyện quá khứ bởi có quá nhiều vấn đề bất cập.
1. Cách vặt lông vịt bằng nhựa thông nhanh, sạch
Trong các cách nhổ lông cổ truyền thì sử dụng nhựa thông được xem là cách làm nhanh, đem lại hiệu quả số 1. Và ngay sau đây là hướng dẫn chi tiết dành cho những ai quan tâm đến hình thức sơ chế này:
- Bước 1: Chuẩn bị “tất tần tật” các nguyên liệu, đồ dùng cần thiết như nồi nấu nước, paraffin, nhựa thông, gà vịt đã cắt tiết sẵn
- Bước 2: Nấu sôi nước, sau đó cho parafin và nhựa thông vào theo tỉ lệ 3:1. Tiếp theo là dùng đũa khuấy đều để phức hợp trên hòa tan trong nước, chuyển dần sang màu đen thẫm, có độ dính cao
- Bước 3: Dùng đũa kéo phần nước đang nấu lên. Nếu chảy thành dây và sánh quyện như hắc ín thì nhanh tay cho gà vịt đã nhúng qua nước sôi vào
- Bước 4: Đảo đều để phần nhựa thông bao trọn bề mặt lông và da con vật. Sau khoảng 5′ thì đưa nguyên liệu ra và thả nhanh vào thau nước mát
- Bước 5: Đợi vài phút cho đến khi nhựa thông đông lại thì kéo dứt khoát. Lúc này toàn bộ phần lông, kể cả lông măng khó ưa cũng bị nhổ tận gốc, găm đầy trên bề mặt miếng nhựa thông vừa bóc ra. Để tái sử dụng, bạn có thể cho thành phần này trở lại vào nồi để chúng chuyển sang dạng lỏng.
2. Vặt lông vịt gà bằng nhựa thông – ĐỘC hay LÀNH?
Hiện nay, việc vặt lông gà bằng nhựa thông có hàng nghìn ý kiến trái chiều. Người ca ngợi cũng không ít mà kẻ lên án cũng nhiều vô kể. Và để biết mình nên về “phe” nào, hãy cùng làm rõ 2 khía cạnh tích cực và tiêu cực của chúng bạn nhé!
2.1 Mặt lợi
Phương thức sơ chế này đem đến 2 lợi ích không thể xem thường, đó là:
- Tốc độ siêu nhanh, khi bề mặt da con vật đã được nhúng đẫm bởi nhựa thông thì chỉ mất vài giây để lột bỏ các loại lông lớn bé. Điều này vừa là cơ sở để bẩy cao năng suất, vừa giúp xử lý tốt nhưng đơn hàng gấp, cần sơ chế nhanh số lượng lớn.
- Hiệu quả làm sạch cực ấn tượng, có thể chạm ngưỡng 99% nhờ khả năng tiếp cận và ăn sâu vào lỗ chân lông của sáp và nhựa thông. Vậy nên, không bỏ sót bất kỳ sợi lông nào, giúp thành phẩm luôn sạch sau hoàn thiện.
2.2 Mặt hại
Bên cạnh 2 lợi ích khiến nhiều người “lóa mắt” thì nhổ lông vịt bằng nhựa thông tồn tại hàng tá những mặt hại:
- Đầu tiên là cảm giác khó chịu khi ngửi thấy mùi khai, hăng hăng của NH3. Đặc biệt amoniac, colofan còn gây ra phản ứng miễn dịch quá phát ở đại thực bào, làm tổn thương gan, giảm hiệu quả thải độc.
- Các hóa chất có trong nhựa thông làm hủy hoại sắc tố da, khiến con vật có màu trắng bệch, trông nhợt nhạt và kém hấp dẫn. Không chỉ vậy chúng còn thâm nhập xâu, tạo ra vị đắng ngoét sau đun nấu. Chính vì tác dụng tiêu cực này mà khách chỉ mua 1 lần là chạy mất dép, tuyệt đối không có lần thứ hai.
- Khi sử dụng nhựa thông để làm lông, chất thải trong khâu sơ chế xuất ra ngoài thiếu tính định hướng. Lại toàn thành phần độc hại nên dễ ảnh hưởng đến môi trường
Xem ra so với điểm lợi thì mặt hại của phương pháp sơ chế này còn nhiều hơn. Thành phẩm biến chất, không còn giữ được hương vị ban đầu, quá trình thao tác thì phát sinh nhiều chất gây suy kiệt sức khỏe. Vậy thì nhanh và hiệu quả liệu có ý nghĩa gì?
✖✖✖ KHÁM PHÁ ĐỊA CHỈ: Thanh lý máy vặt lông gà
3. Review sử dụng nhựa lông vặt lông vịt từ người tiêu dùng
Việc tự dấn thân vào mô hình chế biến đầy rủi ro này để đổi lấy những trải nghiệm thực tế là điều không đáng. Đặc biệt là khi bạn có thể kinh qua các kinh nghiệm xương máu của người đi trước để rút ra những bài học quý báu cho bản thân.
- Anh Phan Như Hòa (36 tuổi, Cao Lãnh, Đồng Tháp): ” Ban đầu thấy ưng ý lắm vì vặt siêu nhanh, chẳng tốn mấy sức. Thế nhưng được 1 thời gian bắt đầu phát sinh nhiều vấn đề rắc rối. Cứ sơ chế xong là ba mẹ mình ho, hắt xì hơi liên tục. Rồi thì men gan cao, mất ngủ, đau đầu. Từ khi từ bỏ nhựa thông, mọi chuyện khác hẳn, sức khỏe dần ổn định.”.
- Chị Ngô Thị Hiền (41 tuổi, Lý Nhân, Hà Nam): “Thú thật là khi làm nghề, ai cũng ham nhanh với rẻ cả. Ban đầu thích mê luôn, kéo lông cứ trôi ra tuồn tuột dù màu đen sánh của nó trông hơi ghê ghê. Tưởng là suôn sẻ ai ngờ có lần khách trả cả lô hàng lớn gần 40 con và bảo là chất lượng không ổn. Tiếp sau đó, số đơn hàng trả về tăng dần làm mình không biết tính sao. Ban đầu không nghĩ tại nhựa thông đâu, chỉ khi nấu ăn mới thấy nó đắng thật, vị nhạt nhẽo lắm. Thế là không dám dùng nó để sơ chế gà vịt nữa mà chuyển sang máy chuyên dụng để làm”.
- Bác Bùi Văn Nhị (65 tuổi, Quảng Xương, Thanh Hóa): “Vặt lông bằng nhựa thông nhanh thì có nhanh nhưng nhiều vấn đề lắm. Bác làm hơn 2 tháng là từ bỏ ngay vì ngửi mùi nhiều, đau đầu, người cứ mệt mệt cả ngày. Dùng 1 lần thì tiếc, dùng đi dùng lại thì mất vệ sinh vì bên trong còn găm đầy lông cũ. Mà thành phẩm khách chê nhiều lắm, bảo mùi vị không như trước dù bên ngoài rất trơn nhẵn, sạch sẽ. Vậy nên, bác chỉ trung thành với máy vặt lông vịt chuyên dụng thôi. Nhựa thông giờ có thưởng vàng cũng không dám dùng nữa”.
4. Bật mí giải pháp nhổ lông gia cầm nhanh, sạch, an toàn tối đa
V lâu dài, KH sẽ nhận ra vấn đề ở thành phẩm và không còn mặn mà với hàng quán của bạn nữa. Vậy thì tại sao bạn phải cố chấp với ý tưởng này trong khi đã có thiết bị tân tiến, an toàn hơn thay thế chúng, đó là máy vặt lông gà vịt chuyên dụng?
Thiết bị vừa nêu có tốc độ sơ chế còn nhanh hơn cả nhựa thông. Bởi chúng không trải qua khâu chuẩn bị nguyên liệu và pha chế lỉnh kinh. Thời gian làm sạch lông chỉ vỏn vẹn 20 giây mà số lượng/mẻ có thể lên tới chục con. Không những vậy, hiệu suất làm sạch của con máy này cũng không hề kém cạnh nhựa thông, nhờ sự hiện diện của núm cao su có độ ma sát lớn.
Không chỉ vậy, thiết bị này còn cực an toàn và vệ sinh, nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe chạm ngưỡng zero. Chẳng những thế, chất lượng gà vịt sau sơ chế cũng bao xịn sò, trơn láng và trắng hồng, không dính chút lông trên bề mặt. Đặc biệt hơn khâu xả thải của máy còn có tính định hướng cao nên giúp bạn giảm bớt công sức khi thu dọn sau sơ chế.
Vặt lông vịt bằng nhựa thông được nhắc đến như lời cảnh báo sớm hơn là cách sơ chế sạch gia cầm. Và khi biết rõ điều này thì bạn đã biết mình cần làm gì rồi chứ?