Trong hành trình trưởng thành của các chiến kê không thể thiếu đi giai đoạn nhổ bỏ và tạo hình bộ lông. Vậy việc nhổ lông gà chọi mang lại những lợi lạc gì và cách thao tác ra sao? Lướt ngay xuống bài viết để có lời giải đáp bạn nhé!
1. Có nên nhổ lông gà chọi hay không? Giải đáp chính xác
Đối với gà nuôi nhằm mục đích cung cấp thực phẩm, nhổ lông là điều chưa từng có tiền lệ. Thế nhưng với gà chọi thì khác, hầu hết các chiến kê đều trải qua công đoạn đặc biệt này.
Vậy đây là việc làm cần thiết hay chỉ là chiêu trò “làm màu” khi nuôi con vật? Chúng ta hãy cùng xét đến những lợi ích và mặt trái của chúng nhé!
1.1 Ích lợi
- Tăng tính thẩm mỹ cho vật nuôi
Đây là lợi ích rất dễ nhận thấy của việc nhổ lông gà. Nhìn chung thao tác này giống như kỹ thuật cắt tóc, chúng sẽ tạo ra phom dáng đẹp mắt. Giúp vật nuôi trông “bảnh chọe” hơn và có được lợi thế về mặt hình thức trước các đối thủ. Nếu làm tốt điều này thì chưa cần bước vào cuộc chiến, chiến kên đã ghi điểm trước các đại diện so kè rồi đấy.
- Mở rộng trường quan sát
Nếu bạn để gà chọi có lông lá đầy mình, che hết cả tầm nhìn thì có thể bị đối thủ cho “ăn đủ”. Như vậy có thể nói việc làm gọn lông còn mang ý nghĩa sống còn, giúp vật nuôi mở rộng trường quan sát. Đồng thời, dễ định vị được đối thủ để né đòn, phản xạ linh hoạt trước các tình huống phát sịnh.
- Hỗ trợ việc tung chiêu
Khi gà chọi có quá nhiều lông, việc tung chiêu sẽ gặp cản trở, tốc lực, tính chính xác đều giảm đi. Như vậy chúng sẽ chẳng thể hạ gục được đối thủ mà còn nhận về trái đắng khi giao đấu. Và để tăng tính hiệu quả của thao tác ra đòn thì nhổ lông gà chọi là kỹ thuật thực sự cần thiết.
- Tạo điều kiện cho việc vào nước, phun sương
Khi chiến đấu, gà sẽ có hiện tượng mất nước, suy giảm thể lực. Cách phục hồi nhanh nhất là phun nước lên da gà để chúng dần lấy lại phong độ. Nếu gà có nhiều lông, việc vào nước sẽ không hiệu quả nên cần phải loại bỏ vật cản này để tạo điều kiện cho thao tác trên.
1.2 Hạn chế
- Khiến con vật bị đau và gây sang chấn tinh thần. Đây là điều không tránh khỏi nhưng có thể hạn chế bằng cách thoa nước ấm để làm nở lỗ chân lông
- Khi nhổ lông sai cách hoặc không đúng thời điểm thì việc làm này chẳng những vô tác dụng mà còn có thể thương tích cho con vật (vị trí nhổ không chính xác, phạm vi quá rộng hoặc quá hẹp…vv)
2. Xác định thời điểm tốt nhất để nhổ lông cho gà chọi
Như đã chia sẻ ở trên, thời điểm thực hiện kỹ thuật này sẽ quyết định hiệu quả của chúng. Nếu nhổ quá sớm, bộ lông chưa phát triển ổn định thì lông có thể mọc thêm ngay giai đoạn sau đó. Mọi công sức ban đầu đều trôi sông đổ bể.
Ngược lại, nếu nhổ muộn, con vật khó làm quen với tạo hình mới. Dễ mất cân bằng hoặc gặp nhiều lúng túng khi ra đòn. Đặc biệt là khi cần giao đấu sau thời gian ngắn. Hãy nhổ lông gà chọi khi chúng được 10-11 tháng, thời điểm bộ lông của con vật đã phát triển ổn định và toàn diện.
3. Cách nhổ lông gà chọi đẹp từ A – Z cho người mới
Ngay cả với những người chưa từng thực hiện kỹ thuật này thì vẫn có thể thao tác “ngon ơ” nếu thuộc làu hướng dẫn sau:
3.1 Chuẩn bị vật dụng nhổ
- Nhíp hoặc kéo
- Nước ấm
- Dây buộc để giữ chân, cánh
3.2 Tiến hành cắt tỉa lông
- Lông cánh
Lông cánh được xem là phương tiện chiến đấu chủ lực của gà. Vừa có sức mạnh, vừa có độ phủ rộng, tạo ra những đòn chí mạng với đối phương. Chính vì điều này mà nhổ lông cánh không đồng nghĩa với việc loại bỏ, chính xác hơn là giúp chúng có phom dáng bắt mắt hơn.
Và để bắt đầu, hãy dùng tay nhổ những chiếc lông ống mọc lệch ra khỏi khuôn khổ trước. Sau đó tỉa lại đường viền cánh để tạo độ gọn gàng cho bộ phận này.
- Lông đuôi
Tương tự như lông cánh, lông đuôi là thành phần “nắm phần chuôi” sức mạnh của mỗi chiến kê. Nhờ bộ phận này, chúng có thể quật ngã và đốn gục đối phương chỉ sau tích tắc. Đồng thời tạo thế cân bằng cho con vật khi di chuyển cũng như chiến đấu.
Do đó, khi nhổ lông đuôi không nên “vặt trụi” mà chỉ chỉnh đốn lại xíu xiu tạo hình bằng việc làm gọn theo chiều trái phải. Tuyệt đối không nhổ những sợi lông dài ở phần trung tâm mà chỉ xử lý những sợi loe ngoe phía ngoài. Tuy nhiên, phần phao câu ngay phía dưới thì cần làm sạch hoàn toàn vì lông ở vị trí này là vô giá trị đối với chiến kê.
- Lông đầu
Với khu vực này, bạn nên làm sạch toàn bộ và hướng dần xuống phần cổ. Đặc trưng của lông đầu là sợi ngắn, mềm như tơ nên việc nhổ bỏ rất dễ dàng. Đặc biệt chúng ta có thể xử lý bằng cách nhổ sạch sành sanh hoặc cắt sát gốc lông, tùy vào nhu cầu thực tế.
Dùng tay kéo lông thật căng theo hướng từ trong ra ngoài rồi nhẹ nhàng lấy kéo áp song song bề mặt da để cắt bỏ lông. Chú ý quan sát và thao tác nhẹ nhàng để không làm chầy xước da con vật. Trong TH cần nhổ thì hãy vỗ nước ấm lên bề mặt da chừng 15′ để lỗ chân lông mở rộng. Thực hiện dứt khoát, đều tay, thao tác càng nhanh gọn thì con vật càng đỡ đau đớn.
- Lông bụng
Lông bụng tuy dài hơn và mọc với mật độ dày hơn nhưng cũng mềm mại y chang vùng lông đầu. Tuy nhiên, không nên đánh đồng toàn bộ mà cần chia làm 2 vị trí.
Thứ nhất là vùng lông ngực có tác dụng che chắn, giữ ấm, chống lại đòn của đối phương nên tuyệt đối không nhổ bỏ.
Thứ hai là vùng lông bụng chạy sang 2 bên hông hầu như không có tác dụng đáng kể gì thì nên làm sạch hoàn toàn. Chú ý khi thao tác đừng quên vỗ nước ấm để giảm thiểu và xoa dịu cảm giác đau của con vật.
- Lông đùi
Đùi là nơi tập trung rất nhiều cơ bắp, vận động nhiều, nâng đỡ toàn bộ cơ thể nên trông cực săn chắc. Không những vậy, việc làm sạch lông ở vị trí này còn giúp gà dễ dàng tung cước, phô diễn những cú đá đẹp mắt.
Nhổ lông đùi tương tự như các khu vực khác, thoa nước ấm là nguyên tắc bất di bất dịch. Sau đó, hãy giữ chặt phần trên của con vật và tiến hành nhổ bỏ bằng nhíp từ hông, má ngoài, má trong của đùi cho tới đầu gối. Khi hoàn thiện, bạn sẽ thấy “chiến thần” của mình trông cực ra dáng và bảnh bao.
➤➤➤ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Cách vặt lông gà nhanh nhất
4. Bí quyết nhổ lông gà chọi chuẩn xác từ các sư kê
Chẳng ai có thể sành sỏi kỹ thuật này ngay từ khi mới bắt đầu. Do đó học hỏi kinh nghiệm của các sư kê lão làng là gợi ý “perfect” nếu muốn tối ưu hiệu quả. Và dưới đây là 3 lời khuyên tuyệt vời được chia sẻ bởi các chuyên gia.
4.1 Vệ sinh vật dụng trước khi tỉa
Kéo và nhíp là 2 vật dụng chủ chốt được sử dụng để nhổ bỏ lông gà chọi. Nếu xem nhẹ khâu làm sạch 2 thành phần này thì có thể gây nhiễm khuẩn, tệ hơn là bội nhiễm trên bề mặt da vật nuôi. Khi đó, sức khỏe của chúng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều và giảm đáng kể sức chiến đấu.
Trước khi thực hiện thao tác cần vệ sinh, khử trùng kéo và nhíp thật sạch sẽ. Ngoài ra, đừng quên làm sạch hoặc đeo găng tay để tránh lây nhiễm chéo lên da con vật.
4.2 Thực hiện cẩn thận từng bước
Kỹ thuật nhổ lông gà chọi nên được thực hiện nhanh gọn nhưng không có nghĩa là nóng vội, thiếu cẩn thận. Nếu bỏ qua bước khử trùng vừa nêu hay vỗ nước ấm thì chiến kê sẽ chịu rất nhiều đau đớn. Bên cạnh đó, khi nhổ không dứt khoát, thao tác trật trầy sẽ gây sang chấn tâm lý cho con vật, làm rách da của chúng.
4.3 Quan sát và chăm sóc đặc biệt sau nhổ
- Bổ sung dinh dưỡng
Sau khi nhổ lông, nên bổ sung nhiều protein để phục hồi thể lực cho gà. Cách hiệu quả nhất là cho chúng ăn côn trùng như dế, châu chấu, giun đất. Nếu muốn lông trở nên mượt hơn thì hãy cho con vật dùng thêm lạc và dầu cá.
- Tách bầy
Sau khi nhổ lông, nếu nhốt chung gà chọi với bầy đàn thì những con khác sẽ tấn công và mổ lông con mới nhổ. Lúc này sẽ có 2 vấn để xảy ra: 1 là nhiễm trùng da sau nhổ, 2 là hủy hoại thành quả tạo phom của bạn. Vậy nên, tốt nhất là hãy tách ra khỏi bầy đàn cho đến khi chúng phục hồi hoàn toàn.
- Chú trọng “sinh hoạt”
Ngoài bổ sung dinh dưỡng, cần chú ý đảm bảo ăn uống, ngủ nghỉ điều độ. Ngoài ra đừng quên vệ sinh chuồng trại và duy trì nền nhiệt lý tưởng cho môi trường sống của chúng. Đặc biệt trong giai đoạn này, tuyệt đối không để gà đạp mái sẽ tránh gây mất sức, khó bình phục sau Nhổ lông gà chọi.