Máy vặt lông gà tự chế trông thì giống hàng công ty nhưng chỉ cần dùng 1 lần là nhận ra ngay sự khác biệt giữa chúng. Và nếu muốn biết lựa chọn này có phù hợp với cơ sở kinh doanh của mình hay không thì bạn đừng bỏ lỡ nội dung sau!
1. Máy làm lông gà tự chế sở hữu những lợi ích gì?
Máy vặt lông gà chuyên dụng được bày bán rộng rãi trên thị trường nhưng không ít người vẫn thích với ý tưởng này. Lý do là bởi họ tìm thấy những lợi ích thiết thực khi tự tay thiết kế ra thiết bị. Và dưới đây là 3 ưu thế nổi bật nhất:
1.1 Tiết kiệm chi phí mua
Để mua máy vặt lông gia cầm chuyên dụng, bạn cần chuẩn bị số vốn “hòm hòm” cỡ 5-7 triệu. Nếu tự lực cánh sinh thì chi phí đầu tư sẽ tiết kiệm đáng kể. Vì tận dụng được nhiều vật liệu sẵn có để hoàn thiện phần thành lồng, mâm xoay…
Thứ cần trang trải chỉ là động cơ đi kèm. Tính ra thì tổng số tiền bỏ ra không quá 1-1,5 triệu đồng, rẻ hơn gấp 3-4 lần con máy kể trên. Như vậy, nếu khó khăn về tài chính thì đây chính là giải pháp cứu cánh, giúp giảm gánh nặng cho khâu đầu tư ban đầu.
1.2 Cải thiện năng suất
Nếu so với máy chuyên dụng, tất nhiên năng suất của máy tự chế “không có cửa” để so bì. Tuy nhiên nếu đã quá quen với cách sơ chế thủ công thì trải nghiệm con máy tự chế, bạn sẽ há hốc miệng trước năng suất của chúng. Cụ thể, khi dùng tay nhổ, mỗi giờ bạn chỉ có thể vặt được 3 con là căng.
1 sự chênh lệch cực lớn về sức sản xuất phải không. Vậy nên khi có nhu cầu cải thiện năng suất thì tạo máy tự chế chính là lựa chọn chân ái dành cho bạn.
1.3 Rút ngắn thời gian sơ chế gà
Như đã nhắc đến ở trên, khả năng tiết kiệm thời gian là ưu thế của máy tự chế so với phương thức nhổ bỏ lông truyền thống. Theo đó, mỗi mẻ sơ chế chỉ mất cỡ 2-3 phút để hoàn thành, nhanh gấp 7-9 lần so với lựa chọn thủ công.
Sự tối ưu về mặt thời gian sẽ giúp bạn đáp ứng nhanh những đơn hàng gấp, cần nhận thành phẩm chỉ sau thời gian ngắn. Không chỉ vậy, về mặt lâu dài điều này còn góp phần gia tăng lượng thành phẩm bán ra sau một đơn vị thời gian. Khi đó thì cả năng suất và lợi nhuận của hàng quán đều được nâng cao thấy rõ.
2. Hướng dẫn cách chế tạo máy vặt lông gà nhanh, dễ làm
Máy nhổ lông gà có kết cấu “dễ thẩm”, ít chi tiết, hầu hết đều có design không mấy phức tạp. Vậy nên, chỉ lướt qua hướng dẫn dưới đây là bạn có thể thử sức với lựa chọn này ngay và luôn.
2.1 Dụng cụ, nguyên vật liệu
- Vật liệu làm mâm xoay: dạng bản có độ dày từ 0,5 -1cm, chất liệu inox bền chắc, sáng bóng
- Vật liệu làm thành lồng: tận dụng thùng phuy hình trụ tròn hoặc phần ruột của máy giặt đã hư.
- Gỗ làm khung: chất liệu phù hợp là bạch đàn, xà cừ…
- Núm cao su: để lồng ghép vào khoang chứa, mâm xoay
- Motor có công suất dao động từ 1-3Kw
- Ống cấp nước
- Nguồn điện, dây dẫn điện và aptomat
- Đinh tán, búa cao su, kìm, dây buộc, khoan.…vv
2.2 Tiến hành thực hiện
- Cắt bản kim loại thành hình tròn để tạo mâm xoay, chú ý đến độ tương thích với kích thước lồng chứa phía trên. Sau đó, dùng khoan để đục những lỗ trên bề mặt mâm sao cho “vừa zin” với phần gốc của núm cao su
- Cắt đều 2 đầu của nguyên liệu làm thành lồng. Tiếp đến cũng đục lỗ để tạo nơi định vị núm cao su. Chú ý đường kính của lồng chứa phải lớn hơn đường kính mâm xoay từ 2-4cm để hỗ trợ khâu xả thải
- Luồn núm cao su vào các lỗ vừa khoan theo chiều từ ngoài vào trong, đảm bảo tất cả các núm đều hướng tới trọng tâm của thiết bị
- Dùng đinh và búa cao su để kết nối các thanh gỗ thành khung hình lập phương. Đảm bảo khoảng cách giữa 2 mặt lớn hơn đường kính miệng lồng chừng 1-2cm để tối ưu tác dụng gia cố và nâng đỡ
- Cho phức hợp thành lồng – mâm xoay vào phần khung vừa tạo ra. Chú ý căn chỉnh để chúng nằm cân bằng, vững chãi trong lòng khung
- Gắn motor vào ngay thành khung, 1 đầu kết nối với nguồn điện, 1 đầu liên kết với hệ trục hỗ trợ chuyển động quay của mâm xoay.
- Gắn dây cấp nước chạy vòng quanh miệng lồng, đầu còn lại liên kết với nguồn nước và gia cố các mối tiếp giáp bằng van thắt hoặc dây buộc.
2.3 Test thành phẩm
Để test thành phẩm, đầu tiên cần kiểm tra qua nguồn cấp điện và nước để loại trừ nguyên nhân sự cố. Sau đó ta tiến hành khởi động nguồn điện và mở vòi cấp nước. Nếu thấy mâm xoay hoạt động tốt, không phát ra tiếng động thì có thể nhúng nước sôi gia cầm để kiểm chứng hiệu suất làm sạch của máy.
Khi kết quả ổn áp thì chứng tỏ chúng ta đã chế tạo thành công. Trong TH phát sinh lỗi, sai hỏng xảy ra ở đâu ta xử lý triệt căn ở đó cho đến khi máy phát huy tốt công năng.
➤➤➤ CÓ THỂ BẠN THÍCH: Máy vặt lông gà 120
3. Vì sao có khá ít người tự chế máy vặt lông gà vịt?
Việc tự chế máy nhổ lông gà vịt là điều hiếm gặp ở thời đại ngày nay, nếu không muốn nói là hi hữu. Vậy vì lý do gì mà người tiêu dùng đã dẹp bỏ ý tưởng này ngay từ trong trứng nước? Chúng ta hãy cùng điểm qua 4 căn cứ mang tính mấu chốt nhé!
3.1 Tốn nhiều thời gian chế tạo
Nghe qua thì có vẻ dễ dàng nhưng cứ thử mà xem, chưa chắc đã có thể hô biến những vật liệu trên thành 1 chiếc máy hoàn chỉnh. Mà kể cả khi điều này được hiện thực hóa thì thời gian chế tạo hẳn cũng mất vài ngày.
Điều này là bởi chúng ta thiếu sự chuyên nghiệp, làm không quen tay, vật liệu sử dụng mang tính chắp vá, độ ăn khớp không cao. Bên cạnh đó, các dụng cụ hỗ trợ cũng rất hạn chế, không dễ mà tìm được. Như vậy, bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức cho ý tưởng này mà chưa chắc kết quả đã như ý. Rốt cuộc đây là ý tưởng thông minh hay chỉ là 1 sự đánh liều?
3.2 Không đảm bảo hiệu quả tối ưu
Như đã nhắc đến ở trên, các chi tiết cấu thành nên máy tự chế không phải sinh ra để dành cho nhau. Độ hợp rơ của chúng chỉ ở mức tương đối nên hiệu quả làm sạch không cao như các dòng máy chuyên dụng. Vậy nên sau khi sơ chế, chỉ khoảng 80% các loại lông được đánh bật ra khỏi da con vật.
Phần còn lại phải xử lý bằng tay hoặc máy vặt cầm tay. Bên cạnh đó, thời gian sơ chế cũng kéo dài nhiều phút mỗi mẻ, tốc độ kém xa so với các dòng máy được SX trên dây chuyền công nghệ cao.
3.3 Độ bền kém, dễ hư hại
Hầu hết các thành phần tham gia cấu thành nên máy tự chế đều là tận dụng lại những gì sẵn có. Điều này chứng tỏ chúng đã qua sử dụng, chỉ có điều đảm nhận một vai trò khác.
Thêm nữa, việc liên kết các chi tiết này bằng giải pháp thủ công bao giờ cũng mang lại kết quả lẹt đẹt. Đó là chưa kể đến độ thiếu ăn nhập về mặt công suất giữa động cơ so với các linh kiện khác của máy. Chính vì những điều này mà thiết bị có độ bền hạn chế, dễ hư hỏng, vận hành trật trầy, lúc được lúc không.
3.4 Thiếu an toàn, vệ sinh
Ngoài tính toán về sự tương hợp giữa các thành phần, năng lực sản xuất, độ bền, các chuyên gia còn cân đo đong đếm về độ VSATTP. Vậy nên chất liệu hoàn thiện rất đảm bảo, không xuất hiện vết rỉ sét hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho nguyên liệu chế biến. Thế nhưng, khi làm máy tự chế, các nguyên liệu được lượm lặt từ khắp nơi mang về.
Chẳng rõ nguồn gốc, độ an toàn lại càng không nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đó là chưa kể đến nguy cơ rò rỉ điện do thiếu kinh nghiệm chuyên môn khi kết nối với nguồn cấp. Điều này không thể nhìn thấy trong ngày 1 ngày 2 nhưng về lâu dài chúng sẽ dần lộ nguyên hình.
4. Giải pháp tiết kiệm và hiệu suất cao X3 máy tự chế
Qua phân tích ở những mục trên, dễ thấy ngoài ưu thế về chi phí thì máy tự chế không còn bất cứ điểm gì để thu hút với KH. Trong khi đó, máy chuyên dụng do Quang Huy sản xuất lại hội tụ nhiều điểm ưu việt.
Cụ thể như sau:
- Thiết bị có tốc độ làm sạch chỉ 20 giây/mẻ, nhanh gấp 7-8 lần máy tự chế
- Phổ dung tích của máy rộng thênh thang chứ không bị giới hạn hay lệ thuộc vào nguyên liệu
- Hiệu quả làm sạch đạt 98-99% do sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chi tiết cấu thành
- Chế biến cực vệ sinh do được hoàn thiện bằng vật liệu chống oxi hóa, không tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho thành phẩm
- Tuổi thọ lên tới 20 năm, gấp 10 lần hàng tự chế trong khi giá thành chỉ cao gấp 3 lần
- Giao dịch nhanh gọn nhẹ, hỗ trợ ship hàng hỏa tốc, chính sách chăm sóc KH cực chu đáo, có tâm
- Tặng kèm linh kiện thay thế, voucher giảm giá cho lần mua sau, lắp đặt tận nơi không mất phí
Với tất cả những điểm cộng ăn tiền nói trên, máy vặt lông gà Quang Huy cho thấy lợi thế rõ ràng hơn so với máy vặt lông gà tự chế. Và qua những phân tích cặn kẽ trong bài viết, hẳn bạn cũng biết mình nên tìm đến lựa chọn nào rồi chứ?